Nguyên tắc hoạt động của bộ nồi xe tay ga (côn xe)

Hiện nay, thị phần xe tay ga tại Việt Nam đang ngày càng phát triển vì độ ổn định và dễ di chuyển trong nội thành. Người tiêu dùng ngày càng trở nên quen thuộc với cảm giác lái dễ dàng và linh động của các mẫu xe tay ga có trên thị trường. Tuy nhiên vẫn có một số thắc mắc về nguyên tắc hoạt động của những chiếc xe tay ga diễn ra như thế nào mà không phải sang số.

Các thành phần chính trong bộ nồi xe tay ga

Tất cả các loại xe tay ga có trên thị trường phổ thông hiện nay tại Việt Nam đều có một nguyên lý chung cho bộ nồi trong xe, nguyên lý đó hoạt động dựa trên 5 thành phần chính có trong xe để quyết định khả năng di chuyển của 1 chiếc xe.

Các thành phần đó bao gồm:

a. Hệ thống nồi trước

b. Hệ thống pulley nồi sau

c. Cụm nồi sau

d. Dây curoa

e. Bi nồi trước

Năm thành phần này được sản xuất và lắp ráp theo 1 quy luật chung biến chiếc xe tay ga trở thành một chiếc xe có hệ thống truyền động vô cấp (không phải sang số khi chạy).

Nguyên tắc hoạt động của hệ thống nồi xe tay ga

Để hiểu rõ về nguyên tắc hoạt động của hệ thống nồi xe tay ga, bạn hãy tưởng tượng đến một chiếc xe số. Khi bắt đầu di chuyển, xe cần lực kéo lớn nên bạn để số 1, có nghĩa là khi đó máy phải quay số vòng tua lớn nhưng tỷ số truyền ra bánh sau là nhỏ, khi bạn chạy đến số hai, vòng tua máy thấp lại và việc đó cứ diễn ra theo từng cấp số mà bạn sang lên. Vậy trong xe tay ga nó không có cấp số vậy việc truyền động sẽ diễn ra như thế nào:

A. Nồi trước

Nồi trước của một chiếc xe tay ga luôn có 1 chén bi và 1 cánh quạt nồi ở vị trí thẳng đứng như hình trên.

Khi xe bạn nổ ở chế độ cầm chừng (garanty) nồi trước ở trên hình bên tay phải sẽ ở vị trí như vậy, lúc đó tua máy thấp bi nồi bắt đầu trượt ra nhưng rất ít. Khi bạn lên ga, lực ly tâm của nồi trước quay làm cho những viên bi trong nồi trước trượt ra theo góc nghiêng, việc này dẫn đến chén bi nồi trước được ép ra đẩy dây curoa lên vị trí cao hơn như hình trên. Việc dây curoa bị ép lên như vậy sẽ dẫn đến hệ thống nồi trước và sau sẽ như hình bên dưới ở mặt cắt ngang.

B. Pulley nồi sau

Vì rằng độ dài của dây curoa là không thay đổi cho nên khi dây curoa trượt lên phía sau phải co lại như hình vẽ bên trên phái tay trái. Vậy cái trượt xuống ở phải sau hoạt động như thế nào, mời các bạn xem hình bên tay phải. Ở cái pulley nồi sau nó có 1 cái lò xo ép hai miếng sắt lại với nhau như hình vẽ (giữa hai miếng pulley này là dây curoa). Một má pulley phía trong luôn cố định và một má pulley phía ngoài có khả năng trượt ra và vào. Bình thường một lò xo rất lớn được bặt vào như hình để giữ cho 2 mặt pulley luôn ép dây curoa lên trên cùng hết cỡ như vầy.

Khi bạn lên ga như đã giải thích phía trên, dây curoa ở phía nồi trước sẽ chạy lên kéo luôn cái pulley nồi sau quay vào mặt nghiên của dây curoa và pulley nồi sau sẽ ép mặt pulley chạy ra phía ngoài để dây curoa chạy xuống vị trí phía dưới (cái lò xo này càng nặng nghĩa là càng khó ép).

Như các bạn đã thấy, tỷ số truyền động từ máy đã được thay đổi từ phía trước ra bánh sau giúp các bạn khỏi sang số rồi đó, tùy theo vòng tua máy mà lực ly tâm của bi sẽ thay tự ép ra vào ít hay nhiều từ đó thay đổi tỷ số truyền động vô cấp như vậy.

C. Bộ nồi phía sau

Nhiều bạn đọc có thể thắc mắc, vậy sao xe nổ máy lên rồi, máy nó quay rồi mà sao xe không lăn bánh, phải lên ga mới lăn bánh. Điều này làm được chính vì bộ nồi sau gồm có 1 cái chuông và 3 cái ba càng như hình vẽ bên dưới.

Ở tốc độ cầm chừng, giữa 3 cái 3 càng có 3 cái lò xo, giữa cho 3 càng và chuông nồi sau không dính vào nhau, bánh sau quay tự do, lưu ý chuông là nó quay theo bánh xe sau còn 3 càng nó quay theo pulley nồi sau, cho nên khi nổ máy là cả cụm nồi trước và pulley nồi sau đã quay rồi nhưng chuông không quay nên bánh xe sau không quay.

Khi bạn lên ga một lần nữa lực ly tâm sẽ làm 3 cá 3 càng nó bung ra ăn vào chuông truyền tải lực máy từ nồi trước xuống nồi sau và xe sẽ lăn bánh, khi bạn thả ga ra, 3 cái 3 càng thu về ở 1 dải vòng tua nào đó tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của 3 cái lò xo và khoảng cách giữa bố 3 càng và chuông, xe sẽ có trớn tự do không bị ghì.

Như vậy là bạn đã hiểu tại sao chiếc xe tay ga bạn có khả năng không sang số mà chạy rồi đó. Bây giờ chúng ta chuyển qua phần sau để bàn sơ sơ về những thứ gì có thể đem đến những cảm giác chạy xe tay ga theo sở thích của mỗi người.

Các thành phần quyết định cảm giác chạy xe tay ga

Thật ra, chiếc xe tay ga lên chỉ cần vặn ga là nó chạy, nhưng cảm nhận về chiếc xe không đơn giản như vậy. Bàn về cảm giác chạy xe thì có người thích bỏ ga ra là có trớn ngay, xe không bị ghì, có người thích nhích nhẹ ga là xe lăn bánh ngay nhẹ nhàng mà mượt mà, có người lại thích xe là phải thốc ga ào ào xe lồng lên mới thích. Giống như đi xe số có người thích kéo hết số 1 rồi mới đến số 2, số 3 số 4, còn có người mới lên vặn xíu đã sang số, vặn ga xíu đã sang số. Xin nhắc lại rằng cảm giác chạy thì nếu can thiệp vào những thành phần trên lúc nào cũng có thể thay đổi được.

Vậy chúng ta sẽ can thiệp vào phần này như thế nào, tóm gọn là có 1 số cách như sau:

1. Sử dụng bi có trọng lượng nhẹ (càng nhẹ lực ly tâm càng yếu) cho nó ép nồi trước lâu hơn, xe sẽ có vòng tua máy cao, giống đang đi số thấp.
2. Thay đổi góc ép của má pulley trước làm dây curoa trượt lên xuống chậm hay nhanh cũng làm thay đổi cảm giác chạy.
3. Can thiệp vào lò xo đến phía sau nặng hay nhẹ hơn để cho dây curoa ở pulley sau xuống chậm hay nhanh hơn quay lại cũng giống cái số 1.
4. Can thiệp vào độ hở bố 3 càng và độ nặng của lò xo 3 càng làm cho xe lăn bánh nhanh hay chậm, có trớn nhiều hay ít (lưu ý là xe càng bắt –  trớn càng ít, xe càng ít bắt trớn càng nhiều).

Tuy nhiên viết ra khá đơn giản nhưng khi thay đổi cái này phải tính kỹ được vòng tua máy, mã lực máy, vòng tua ngắt trớn, vòng tua bắt nồi  – thì mới chuẩn được, nếu thiếu kinh nghiệm sẽ được cái này mất cái kia. Khuyến cáo đừng nên thay lò xo lớn của pulley sau, rất là hại dây curoa.

➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖

☎️ Hotline079 3979 7770988 656 003
🏠 Xem địa chỉ Hệ thống tanthanhtayga.vn